“Tôi không hề thích việc phải viết tên của mình lên túi rác, điều đó làm tôi có cảm giác như cuộc sống của tôi đang bị ai đó săm soi vậy”, một nữ cư dân ở thành phố này cho biết.
Một bà cụ 70 tuổi chuyển từ thành phố vùng Kanto phía đông Nhật Bản tới đây từ vài năm trước cũng cảm thấy không hài lòng về quy định này. Bà nói rằng bà phân loại rác theo đúng quy định vậy tại sao vẫn phải ghi tên mình lên những túi rác, điều mà bà chưa từng phải làm trước đây.
“Chỉ cần nhìn vào đống rác, hôm đó một người ăn gì và uống gì đều bị nhìn thấu”, bà nói thêm.
Tuy nhiên cũng có một số người ủng hộ quy tắc trên. Một nam cư dân địa phương 40 tuổi cho rằng thực sự không có gì phải xấu hổ về điều này cả và loại bỏ quy định này có khi sẽ phiền phức hơn. Một cụ bà 78 tuổi khác cũng bày tỏ đồng tình: “Tôi nghe nói đã từng có nhiều vụ cháy vì những vật dụng gây cháy nổ bị vứt chung với những loại rác khác. Điều này cũng gây khó khăn cho những người thu gom rác".
Ở Ichikikushikino, lượng rác thải trung bình hàng ngày là khoảng 1 kg/người trong năm 2020, cao hơn mức trung bình quốc gia, trong khi tỷ lệ tái chế là 9,3%, thấp hơn mức trung bình quốc gia là 20%. Một quan chức thành phố cho biết: "Nếu chúng tôi ngừng áp dụng quy định này, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn".
Bộ Môi trường Nhật Bản không nắm được có bao nhiêu thành phố đang thực hiện quy định bắt buộc ghi tên lên túi rác. Một quan chức cho hay vì lo ngại quyền riêng tư và các vấn đề khác, chính phủ không khuyến khích quy định trên. Tuy nhiên đây được xem là kế sách cuối cùng trong giảm thiểu rác thải nên chính phủ cũng không thể bác bỏ.
Giáo sư Mikiko Shinoki, Đại học Chuo Nhật Bản, người đã tiến hành nghiên cứu về phân loại và giảm thiểu rác, nhận xét: “Phân loại rác còn phải phụ thuộc vào hiệu suất của cơ sở xử lý rác của từng địa phương và tình hình tài chính của địa phương đó.”
Bà cho rằng quy định ghi tên có nhiều tác dụng song cũng có những khía cạnh không mong muốn như vấn đề riêng tư và người dân có thể bị lén theo dõi.
"Điều quan trọng là người dân có đồng ý hay không. Chính quyền thành phố không nên chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin về cách phân loại rác mà họ cũng cần giúp người dân hiểu lợi ích của việc phân loại rác thải”, bà nói.
Hoài Thanh
Dựa trên ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội tính toán lại tổng mức đầu tư đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2. Trên cơ sở tham khảo đơn giá, suất đầu tư thì tổng mức đầu tư được điều chỉnh giảm xuống từ 34.743 tỷ đồng còn 28.918 tỷ đồng (giảm gần hơn 5.800 tỷ đồng).
![]() |
Đoàn tàu trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Ảnh Trần Thường/VietNamNet) |
Trước đó, trong đề xuất dự án được lập tháng 3/2017, với chiều dài 5,9km tổng mức đầu tư dự kiến đoạn đường này của Hà Nội là 34.743 tỷ đồng. Như vậy, con số tính toán mới sau rà soát cho thấy mức đầu tư giảm 5.825 tỷ đồng, tương đương mỗi km được điều chỉnh giảm khoảng 1.000 tỷ đồng.
Theo thành phố Hà Nội, các chi phí được điều chỉnh giảm gồm chi phí xây dựng, mua sắm, lắp đặt hệ thống đường sắt, bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, chi phí lãi vay… Việc tính toán lại dựa trên cơ sở tham khảo các thông số của các tuyến đường sắt khác cũng như giảm các chi phí không cần thiết.
Về cơ chế tài chính cho dự án, UBND TP Hà Nội đề xuất cơ chế tài chính cho dự án với 2 nguồn huy động là ODA Nhật Bản và vốn đối ứng. Với quy định thành phố trực thuộc trung ương được vay lại nguồn vay ODA từ Chính phủ lên tới 80% tổng mức đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 2, tương đương được vay khoảng 18.650 tỉ đồng từ nguồn ODA.
Vốn đối ứng của thành phố cho dự án khoảng 5.606 tỉ đồng tập trung cho chi quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác, các loại thuế, và công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng đô thị.
Tuy nhiên, Thành phố cũng nhấn mạnh tổng mức đầu tư này mới chỉ là dự kiến ở giai đoạn đề xuất dự án và có thể tiếp tục ra soát trong giai đoạn lập dự án để có thể cắt bỏ các chi phí không cần thiết khác.
Tuyến Trần Hưng Đạo - Thượng Đình có tổng chiều dài 5,9km đi ngầm dưới lòng đất, gồm 6 ga, thuộc danh mục các dự án, công trình trọng điểm, được bố trí vốn ngân sách để chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020. Đây là hợp phần thứ 2 của tuyến số 2 sau đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo. |
Hồng Khanh
Làm đường bộ cao tốc thì tự chủ được tư vấn thiết kế, xây dựng... còn làm đường sắt tốc độ cao, 90% khối lượng dự án phải lệ thuộc vào nước ngoài.
" alt=""/>Mỗi km đường sắt Hà Nội giảm 1.000 tỷ đồng sau rà soátĐể thể hiện tốt nhất tại Miss World Vietnam, Thoa Thương đang chăm chỉ tập luyện kỹ năng trình diễn. Ngoài ra, cô cũng trau dồi thêm các kỹ năng mềm, ngoại ngữ và rèn luyện sức khỏe.